top of page

Chuyện Mặt Mộc Của Thương Hiệu


Bạn có để ý rằng trước khi ra ngoài gặp ai đó chúng ta luôn cố gắng để chỉnh chu không?


Một lớp son vị cherry, một chút makeup, vài đường kẻ mắt,, thêm chiếc túi xách đi cùng chiếc váy lụa mượt mà, xức một chút nước hoa để gây thương nhớ kéo dài với một ai đó ngoài kia..


Các chị em sẽ cầu kỳ, còn đàn ông như tôi xuề xòa nên sẽ đơn giản hơn, vuốt tóc rồi thêm chút nước hoa là xong.


Chúng ta luôn cố gắng thật chỉnh chu khi ra ngoài phần vì để bản thân thích đẹp, phần vì để khi gặp một ai đó thì họ sẽ có ấn tượng tốt về mình, ít nhất là cũng không có suy nghĩ là “ người này thật lôi thôi “ và “ chẳng muốn gặp lại nữa”


Đó là câu chuyện cuộc sống cá nhân

Giờ xoay qua chuyện kinh doanh


Có bao giờ bạn nghĩ khách hàng nhìn thấy điều gì đầu tiên khi va phải thương hiệu chưa?


Nhìn thấy sản phẩm là điều thật hiển nhiên. Tuy nhiên những suy nghĩ âm thầm trong đầu của họ lại xuất hiện ở những cái trông thật rõ ràng ngay trước mắt mà rất ít người để ý tới


Và tệ hơn.. đó lại là thứ khiến họ ra quyết định cho việc “ Tôi có nên ở lại đây không? Thương hiệu này có gì khác so với các bên khác?”


Đó là việc “ make-up”, “ son phấn”, “ cách ăn mặc”, “ mùi hương”, “ nụ cười”, tất cả những thứ bên ngoài đang được show ra của thương hiệu.


Sẽ thế nào nếu như chỉ cần trong 2 3 giây ngắn ngủi, họ đã có cảm nhận về thương hiệu “ À bên này trông thật lôi thôi và không đáng tin” còn bên khác thì “ Ồ, hợp với mình đấy nhỉ, chỉnh chu phết nhỉ”


Nó giống như cảm quan của bạn khi ra đường gặp một người lạ mà thôi.

Chả có gì khác cả.


Thực tế thì nếu như tới thời điểm này bạn vẫn nghĩ bán hàng là việc trao đổi hàng hoá giữa hai bên thì tôi nghĩ bạn sẽ khá khó khăn trong việc kinh doanh đấy.


Vì bất cứ ai cũng đang làm được điều đó. Bạn có cái váy này, dịch vụ này, thì người khác cũng có cái váy ấy, dịch vụ ấy.


Để tôi nói cho bạn luôn, việc mua hàng sẽ diễn ra khi bạn chạm tới cảm xúc của họ. Bạn thử nghĩ về việc mua hàng ở shopee về nhưng phải vài tuần sau vẫn chưa chịu bóc nó ra mà xem. Bạn đang mua hàng bằng cảm xúc nhất thời, chả có lý trí nào ở đây cả.


Mua vì bạn thấy nó “ đẹp trong khoảnh khắc”, mua vì bạn thấy nó “ vui”, vì bạn “ tự dưng thấy thích”..


Tất cả những gì tôi nói về việc “ make-up” ở trên, nó đều để tạo “ bộ mặt” và “ cảm xúc” cho thương hiệu khi người khác nhìn vào.


Bạn muốn thương hiệu của bạn trông như thế nào trong mắt họ?

Bạn muốn cảm xúc gì hiện lên khi họ lướt tay trên cái màn hình bé tí?


Hầu hết sẽ trả lời “ trông thật chuyên nghiệp, chỉnh chu” và muốn họ “ tin tưởng vào mình”. Thế nhưng đa số vẫn làm thật bản năng, đăng bài bán hàng một cách ồ ạt và mong khách hàng sẽ nhớ tới mình, yêu thương mình, và tin tưởng vào mình.


Chậc. Ai lại cảm thấy gần gũi với một cái máy bán hàng tự động hả trời…


Sau hàng loạt các buổi nói chuyện với các chủ thương hiệu, tôi nhận ra trong 1000 người thường chỉ có 10 người biết cách triển khai các từ ngữ ấy ra bên ngoài.


Đó là lý do tại sao có thương hiệu thì phát triển rầm rộ, và có thương hiệu thì biến mất không dấu vết trong vòng 2 năm trở lại


Chỉ vì họ nhìn nhận câu chuyện kinh doanh nó khác mà thôi.

Đó là phải có câu chuyện riêng, biết cách kể câu chuyện đó ra ngoài để khách hàng thích mình.


Tất cả những điều bạn muốn người khác nhìn vào thương hiệu của mình mà tự dưng thấy thiện cảm…


Tôi gọi nó là “Hình ảnh thương hiệu”


Một “ bộ mặt”

Một “ tính cách”

Một “ nét duyên”

Một “ nụ cười”


Làm rất nhiều thứ chỉ để xây nên một “ con người” cho thương hiệu.


Vì đơn giản thôi, gắn kết giữa người và người là thứ giá trị nhất ở cái thời đại mà cái gì cũng vèo vèo thế này.


Bạn đã để ý tới những điều như thế này bao giờ chưa?


Bài viết đủ dài để nói qua về những thứ mà tôi đang làm là gì, cũng như bạn hiểu được những điều thương hiệu của bạn đang show ra ngoài kia có tầm quan trọng như thế nào.


Tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn ở các bài viết tới, còn hôm nay vậy là đủ rồi ::")


Sớm gặp lại bạn,

Việt Nguyễn.


8 views

Comments


bottom of page