top of page

Kinh Doanh Cần Dành Dụm Điều Gì


Bạn có tình cờ đang là chủ thương hiệu thời trang, spa, làm đẹp, trang sức không?


Bạn đã tạo ra thương hiệu bằng số tiền đi làm công để dành, ròng rã suốt mấy năm, góp nhặt từng đồng, không dám ăn không dám tiêu ?


Nhưng.. bạn bắt đầu thấy lo lắng vì xem ra tiền không phải tất cả.


Đứng ra kinh doanh nhưng lại chủ yếu làm theo bản năng mách bảo, ngó nghiêng liên tục xem người xung quanh làm thế nào để làm theo, rồi cũng chả hiểu tại sao họ làm như thế mà hiệu quả còn mình thì không? ..


Đứng ở độ tuổi không còn quá trẻ để thử sai, bạn bắt đầu sợ rằng “ không có cơ hội để bắt đầu lại nữa “


Bạn sợ những lần vấp chân. Bắt đầu mất kiên nhẫn..


Áp lực cạnh tranh thì ít mà áp lực bản thân thì nhiều


Tưởng là kinh doanh giúp cuộc sống gia đình ổn thoả hơn, ai ngờ càng làm càng rối tung…


Chuyện không của riêng ai.


Tôi đã nghe câu chuyện này quá nhiều đến độ nhìn thấy nó trong giấc mơ luôn rồi. Vì bản thân đã từng trải qua, cũng như đã được nghe nhiều người chủ thương hiệu tâm sự


Đúng là Khó Khăn nó chả chừa một ai


Nhưng nhìn vào mặt tích cực thì Nỗi Sợ sẽ giúp bạn hành động quyết liệt hơn bình thường. Khả năng tập trung cao hơn. Và nhanh chóng nhìn nhận để sửa sai nhanh hơn.


Để có khoảng thời gian bình tâm viết mấy dòng này, nói là hiện tại không khó gì thì hơi quá, nhưng tôi đã quen với việc chịu áp lực mỗi ngày.


Kiểu nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, thiếu nó thấy cứ sai sai..


Tôi coi áp lực là cách để mình có động lực đi lên tiếp. Vì núi nào cũng sẽ có núi cao hơn. Tôi đã gặp rất nhiều người có thể nói là “ khổng lồ” bước đi trước mắt, và chả có lý do gì để tôi không tìm cách bắt kịp họ cả.


Thứ mà tôi nghĩ mà mình dành dụm nhiều nhất cho tới thời điểm hiện tại, có lẽ là thứ có trong cái đầu của mình.


Tôi đã từng mất bình tĩnh giống bạn, cũng lo lắng chả hiểu mai mốt tồn tại nổi trên thị trường không? Kiến thức thì ít mà việc cứ chồng chất mỗi ngày.


Hoảng hốt tìm lối đi


Tôi đã phải tìm tới thiền để giúp mình bình tâm lại. Tìm tới cả những cuốn sách về cuộc sống để xoa dịu những áp lực xung quanh.


Nhưng quan trọng hơn, tôi đã tìm ra một lối đi riêng cho mình.


Nó giúp tôi tĩnh tâm hơn, tự tin hơn, và thậm chí hữu ích đến độ dạy lại được cho người khác.


Đó là cố gắng quy mọi thứ thành công thức.

Càng nhiều càng tốt.


Đó là cách nghĩ của tôi, cách sống của tôi, cách làm việc của tôi.


Ngay như cái suy nghĩ quy mọi thứ về việc “ biết khách hàng là ai” mà tôi đã nói rất nhiều cũng là một dạng của công thức.


Việc tôi tạo chương trình cho các chủ thương hiệu thời trang, spa, làm đẹp, trang sức để từ hình ảnh tạo ra doanh thu, nó cũng là công thức


Hay việc tạo ra chương trình kinh doanh coaching phía sau giúp tạo thương hiệu bền vững, nó cũng là công thức.


Từng bước một.

Đã là công thức thì cứ làm theo rồi ắt có kết quả.


Nhìn rộng hơn, công thức mà đúng thì nó sẽ thành một hệ thống. Điều này giúp tôi có thể chuyển giao cho người khác một cách dễ dàng, từ đó tôi sẽ có đòn bẩy về thời gian để làm những thứ khác chuyên môn hơn.


Nói nghe đơn giản, nhưng để tìm ra công thức thì bạn phải có trải nghiệm riêng thì mới rút gọn lại cho riêng mình được.


Như tôi để tạo ra các chương trình cũng phải thử và sai rất nhiều lần, lắm lúc phát điên lên nhưng rồi đấy, mọi thứ cũng dần dần hiện rõ.


Nếu như hiện tại bạn còn lo lắng về hướng đi cho thương hiệu, rồi hồi hộp mỗi lần sợ thử và sai. Chuyện đó là bình thường mà bất cứ ai cũng phải trải qua.


Hãy coi nó là một bước bắt buộc phải có trên thương trường.


Có người thì sẽ bỏ tiền ra mua công thức để giúp họ đỡ mất thời gian hơn và sức lực hơn


Và có người thì muốn tự mình khám phá ra công thức cho riêng mình


Thế nào cũng được. Lựa chọn là ở bạn mà.


Vậy nên để trả lời cho tiêu đề “kinh doanh cần dành dụm điều gì”, tôi nghĩ tôi sẽ trả lời là “ Cần dành dụm kinh nghiệm để tạo ra công thức cho riêng mình”


Hãy kiên nhẫn từng bước một.


Tôi thấy hành trình này biết kiên nhẫn với bản thân cũng coi là một dạng chiến thắng rồi.


Be strong

And keep moving forward guys!


Viet Nguyen.


3 views

Comments


bottom of page